Ngày nay xu hướng “hưởng thụ” của mọi người ngày càng phong phú. Sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm aromatherapy (liệu pháp mùi hương) như nến thơm, tinh dầu, bộ tán hương… đã giúp giải tỏa căng thẳng, cân bằng cảm xúc, cải thiện chất lượng giấc ngủ… Giúp con người cân bằng lại cuộc sống một cách tốt hơn. Cùng mình tìm hiểu nguyên liệu, cách làm nến thơm tại nhà và một số lưu ý trong quá trình này nhé.
1. Nguyên liệu làm nến thơm tại nhà:
a. Sáp ong:
Sáp ong tinh chế có hai dạng: dạng đóng thành bánh lớn (1 – 2 kg) và dạng viên nhỏ. Với cách làm nến thơm tại nhà dạng bánh ong to, bạn sẽ dùng dao cắt thành những khối nhỏ, để vừa trong cốc đun. Dạng sáp ong viên thì đơn giản hơn, bạn chỉ cần cân đúng lượng và đun chảy sáp ong thành dạng lỏng.
Sáp ong có độ cứng cao, giúp định hình cho nến thơm và lưu hương thơm của tinh dầu và hương liệu trong sáp.
b. Sáp cọ:
Một giải pháp thân thiện với môi trường, nguyên liệu thay thế cho parafin.
Parafin là loại nguyên liệu với cách làm nến thơm tại nhà phổ biến nhất hiện nay. Nó thực chất là dầu hỏa, có độ bóng cao, cháy tương đối nhanh, dễ tạo mùi và hương. Tuy nhiên nó không thân thiện với môi trường.
Do đó sáp cọ được xem là thành phần thay thế tốt nhất. Sáp cọ là loại sáp được làm từ cây cọ, màu trắng, ở dạng tinh thể như hạt đường nhưng tròn hơn và có độ nóng chảy cao. Nếu bạn muốn một cây nến sạch, hoàn toàn được làm từ nguyên liệu tự nhiên thì nến sáp cọ là lựa chọn thích hợp.
2. Cách làm nến thơm tại nhà:
Nguyên liệu và dụng cụ làm nến thơm:
- Sáp ong/sáp cọ: Khối lượng phù hợp
- Tinh dầu: mùi yêu thích
- Cốc thủy tinh: 1 cốc
- Bấc nến: bấc gỗ hoặc bấc cotton
- Cân trọng lượng
- Nhiệt kế đo chất lỏng
- Thìa silicon hoặc đũa thủy tinh
- Bếp nhiệt
- Keo dán bấc nến
- Giá đỡ bấc nến
- Máy khò nhiệt cầm tay
Các bước làm nến thơm:
B1: Đun nóng một lượng sáp phù hợp. Lưu ý không để nước bắn vào sáp.
B2: Trong lúc chờ sáp tan chảy, hãy chuẩn bị cốc và bấc nến để tiết kiệm thời gian. Cố định bấc nến vào đáy cốc bằng 1 ít sáp đã đun chảy hoặc keo, đầu còn lại là dùng giá đỡ bấc nến để cố định bấc thẳng đứng.
B3: Nếu muốn tạo màu, bạn có thể thêm màu thực phẩm vào hỗn hợp sáp nến sau đó khuấy đều cho đến khi tan hết.
B4: Chờ sáp nguội đến khoảng 70 độ, tiến hành pha trộn tinh dầu vào hỗn hợp sáp với tỷ lệ: 100g sáp tương ứng lượng tinh dầu cần thiết là 7ml – 10ml. Khuấy đều nhẹ nhàng, tránh tạo bọt khí.
B5: Sau đó đổ hỗn hợp vào cốc. Hãy đổ thật nhẹ nhàng và chậm rãi, tránh văng sáp lên thành ly.
Bạn sẽ mất từ 1 – 3 giờ để nến khô hoàn toàn. Khi nến đã khô, chúng ta tiến hành trang trí cốc nến theo sở thích.
LƯU Ý cách làm nến thơm tại nhà:
- Trong quá trình làm nến, phải lựa chọn bấc phù hợp theo đường kính của cốc, để đảm bảo khi đốt nến, phần sáp sẽ được tan hoàn toàn. Tránh trường hợp sáp đốt không hết, dễ gây thụt bấc nến.
- Sau khi hoàn thành, chúng ta tiến hành cắt bấc nến cách bề mặt sáp từ 1 – 2cm
- Lựa chọn tinh dầu chất lượng, có nồng độ hương thơm cao để đảm bảo mùi hương không quá nhạt trong quá trình đốt nến.
3. Lưu ý trong quá trình đốt nến
a. Thời gian đốt nến:
Một lưu ý quan trọng trong quá trình đốt nến đó là thời gian đốt nến. Việc đốt nến không đủ thời gian sẽ gây tình trạng lõm nến, hay làm thụt tim nến vào trong hoặc bị ngậm dưới cốc nến không lên cháy nổi.
Thời gian lý tưởng cho mỗi lần đốt nến là 2 – 4 tiếng tùy vào kích thước nến. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng phần sáp bề mặt đã chảy ra đều đường kính hủ nến.
b. Vị trí đặt nến:
Nến thơm có độ tỏa hương tương đối, nên bạn không nên đặt nến vào không gian quá lớn. Nến thơm phù hợp dùng cho không gian nhỏ và vừa như bàn làm việc, phòng ngủ, phòng khách… Nên đặt nến trên bề mặt phẳng để đảm bảo độ an toàn trong quá trình đốt nến.
c. Charm ghép nến vào trong cốc nến:
cho từng charm nhỏ vào trong cốc và hãy sử dụng những loại charm nhỏ làm bằng chất liệu không cháy để tránh gây ra mùi khó chịu sẽ gây tác hại khôn lường đến môi trường khi thấy mùi như thế . đốt đến khi nến lộ charm thì bạn có thể nhấc ra ngoài và rửa sạch đi khi nào có thể dùng tiếp. tránh nhấc chảm lúc lửa đang cháy và cẩn thận nhấc từng charm bằng chiếc nhíp hay đũa để gắp ra tránh bỏng.
d.Trước khi đốt:
- Cắt bấc nến: Cắt bấc nến còn độ dài khoảng 0.4 – 0.6 cm trước mỗi lần đốt để ngọn lửa cháy đều và vừa phải. Loại bỏ bấc cũ, vụn nến và các vật liệu dễ cháy khác trên bề mặt sáp.
- Đặt nến trên bề mặt phẳng, chịu nhiệt: Tránh đặt nến trên các vật liệu dễ cháy như khăn trải bàn, rèm cửa, thảm. Sử dụng chân nến hoặc đế nến phù hợp để giữ nến cố định.
- Đảm bảo không gian thông thoáng: Đốt nến trong khu vực có đủ không khí lưu thông để tránh ngạt thở do thiếu oxy. Tránh đốt nến trong phòng kín hoặc gần các cửa sổ có gió lùa.
- Giữ trẻ em và vật nuôi tránh xa: Nến đang cháy và sáp nóng có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và vật nuôi.